[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
Trả lời
Chào bạn Ngọc Quân! Nha khoa KIM rất cảm ơn về sự tin tưởng cũng như câu hỏi của bạn gửi về cho chúng tôi. Với vấn đề “nhổ răng khểnh giá bao nhiêu tiền”, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Răng khểnh còn gọi là răng số 3 mọc chếch lên nướu răng, hướng ra ngoài. Từ trước đến nay, răng khểnh luôn được nhiều người yêu thích vì tạo nụ cười duyên, đặc biệt là đối với bạn gái. Vì vậy có khá nhiều bạn không có răng khểnh vẫn yêu cầu lắp răng khểnh giả để tăng nụ cười thẩm mỹ cho khuôn mặt. Tuy nhiên, vì răng khểnh mọc chếch ra phía bên ngoài nên dễ dàng tạo thế 3 răng với hai răng cạnh bên, điều kiện thuận lợi cho mảng bám lưu trú và vi khuẩn có cơ hội phát triển, nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý nha khoa khác, do đó việc nhổ răng khểnh sẽ được khuyến khích thực hiện để loại bỏ nguy cơ làm tổn thưởng răng.
Có thể bạn quan tâm
Chi phí nhổ răng khểnh bao nhiêu tiền?
Chi phí nhổ răng khểnh bao nhiêu tiền hay nhổ răng khểnh giá bao nhiêu là câu hỏi nhiều bạn đang thắc mắc, tuy nhiên chi phí này cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào: tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn, công nghệ áp dụng, trang thiết bị và dịch vụ nơi bạn thực hiện nhổ răng…
Nhằm mang lại cho khách hàng sự yên tâm về chi phí thực hiện nhổ răng khểnh, Nha khoa KIM xin đưa bảng giá nhổ răng khểnh và giá nhổ răng khôn CHUẨN nhất với chi phí HỢP LÝ nhất. Dưới đây là bảng giá tính đến năm 2017:
NHỔ RĂNG, CHÂN RĂNG, RĂNG KHÔN (RĂNG SỐ 8, RĂNG CẤM): Không đau ĐƠN VỊ GIÁ NIÊM YẾT (VND)
Nhổ răng sữa Răng 50.000 - 100.000
Nhổ răng, chân răng cửa 1, 2, 3 Răng 400.000
Nhổ răng nhiều chân 4, 5, 6 Răng 600.000
Nhổ răng khôn (Mọc Thẳng) Răng 800.000 - 1.000.000
Tiểu phẫu Răng khôn, Răng khó độ I Răng 1.200.000
Tiểu phẫu Răng khôn, Răng khó độ II Răng 1.500.000
Tiểu phẫu Răng khôn, Răng khó độ III Răng 2.500.000
Tiểu phẫu Răng khôn, Răng khó độ IV Răng 4.000.000
Ghi chú: Tiền Mê: Ngủ nhẹ, bao gồm xét nghiệm tổng quát: Cộng thêm 5.000.000 VND. Gây mê: Ngủ sâu bao gồm xét nghiệm tổng quát: Cộng thêm 10.000.000 VND
(Bảng giá tham khảo)
Ngoài việc xua tan nổi lo chi phí nhổ răng khểnh bao nhiêu tiền, Nha khoa KIM hiện đã và đang áp dụng công nghệ nhổ răng khểnh siêu âm Piezotome tân tiến với các mũi cắt siêu âm vô cùng sắc bén giúp làm đứt các dây chằng nha chu và tổ chức mô bám quanh răng để giúp việc tách nướu được thực hiện nhanh với diện tích tách ít. Đồng thời phương pháp này không cần dùng dụng cụ nhổ xuống sâu tận xương hàm mà vẫn có thể nhổ bỏ tận gốc chân răng triệt để.
Để hạn chế tối đa vấn đề đau buốt và chảy máu chân răng thì công nghệ nhổ răng siêu âm Piezotome chính là giải pháp hiệu quả nhất dành cho bạn, đồng thời khi bạn thực hiện nhổ răng khểnh tại Nha khoa KIM, với ekip gây tê chuyên nghiệp cùng việc dùng các loại thuốc gây tê chất lượng cao giúp kiểm soát cơn đau nhưng không làm bạn mất ý thức, tạo cảm giác nhẹ nhàng cho bệnh nhân khi thực hiện điều trị.
Sau khi nhổ răng vài ngày thì cảm giác đau nhức là không tránh khỏi và chỗ nhổ răng cũng cần tới 1-2 tuần để bắt đầu lành thương. Khi chỗ nhổ sưng nhức, bạn có thể dùng nước đá hay nước ấm để chườm giảm đau và giảm sưng kết hợp với sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị.
*Nhổ răng có ảnh hưởng trí nhớ: http://nhorangkhon.net/nho-rang-co-lam-giam-tri-nho-khong/
Sau khi nhổ răng có thể dùng thuốc kháng sinh và giảm đau
Thuốc dùng sau khi nhổ răng thường bao gồm các loại dùng để giảm đau và tiêu viêm: thuốc kháng sinh (uống 5-7 ngày, thường uống trước khi nhổ răng 1 đến 2 ngày và tiếp tục uống sau nhổ răng cho đến khi hết thuốc này), thuốc giảm đau như paracetamol hay aspirin (uống khi đau và ăn no trước khi uống thuốc) nhưng ngừng dùng thuốc này khi hết cảm giác đau. Ngoài ra, thuốc chống sưng nề và thuốc sát trùng trong miệng cũng được sử dụng sau khi nhổ răng nhưng cần tuân theo đơn thuốc chỉ định của nha sỹ mà bạn không nên tùy tiện sử dụng.
Song song với việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị những cơn đau nhức khi mọc răng khôn thì bạn cần chú ý đặc biệt đến vấn đề vệ sinh răng miệng để tránh những biến chứng xảy ra mà quan trọng chính là tình trạng nhiễm trùng vết nhổ.
Nên tuân thủ chế độ vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách chải răng ngày 2-3 lần nhưng không để bài chải hay vật nhọn tác động đến răng khôn đang mọc. Có thể sử dụng nước muối súc miệng nhưng chỉ nên sau 2-3 ngày nhổ răng. Không ăn nhai các thức ăn cứng, dai hay các thực phẩm có tính nóng để tránh sưng nhức.
Nếu như bạn thấy tình trạng đau nhức và sưng tấy kéo dài, ngay cả khi sử dụng thuốc thì tốt nên đến các trung tâm nha khoa uy tín để được các nha sỹ thăm khám và có biện pháp hỗ trợ điều trị bởi có thể đây là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm sau khi nhổ răng.
Có thể bạn quan tâm
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “Phải làm sao khi nhổ răng bị nhiễm trùng thưa bác sỹ?” của bạn, Nha khoa xin được giải đáp cụ thể như sau.
Tại sao nhổ răng bị nhiễm trùng?
Một quy trình nhổ răng đảm bảo cần tuân thủ cac quy trình về vô trùng cũng như kỹ thuật. Nha sỹ cần làm sạch răng trước khi nhổ như yêu cầu bạn lấy cao răng hay làm sạch khoang miệng. Điều này sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn trên răng, tạo điều kiện cho ca nhổ răng không bị nhiễm trùng, đặc biệt là đối với răng hàm.
Sau khi nhổ lấy răng, ổ nhổ răng phải được rửa sạch, sát trùng rồi khâu đóng vạt lợi (nếu cần thiết), sau khi lành thì chỉ sẽ tự tiêu.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp do kỹ thuật nhổ răng của nha sỹ không tốt, không xác định được tình trạng bệnh lý của răng cũng như dụng cụ nhổ răng không vô trùng dẫn đến tác động đến xương hàm hoặc lây nhiễm khuẩn.
Có hai dạng nhiễm khuẩn chủ yếu là viêm huyệt ổ răng khô và viêm huyệt ổ răng có mủ.
+ Viêm huyệt ổ răng khô có biểu hiện là xuất hiện những cơn đau dữ dội kéo dài từ 2 tới 3 tuần.
+ Viêm huyệt ổ răng có mủ thì nướu chuyển sang màu đỏ, nướu, lợi bị sưng phù nề, che kính ổ răng, có tình trạng chảy máu và mủ. Đặc biệt khó chịu hơn là viêm nhiễm huyệt ô răng có mủ còn gây ra mùi hôi.
Trường hợp của bạn rất có thể đã bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng. Đến gặp nha sỹ càng sớm càng tốt là điều bạn nên làm để loại bỏ các biến chứng và giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.
*Rang sau bi vo thi nen khac phuc the nao thi tot nhat?
Phải làm sao khi nhổ răng bị nhiễm trùng thưa bác sỹ?
* Nhổ răng bị nhiễm trùng điều trị như thế nào?
Việc điều trị nhổ răng bị nhiễm trùng như thế nào cần có sự thăm khám cụ thể của nha sỹ mà bạn không thể tự ý thực hiện hoặc mua thuốc bên ngoài về sử dụng.
Trong một số trường hợp, nha sỹ cần bơm rửa bằng nước muối NaCl 0,9%, sau đó nhét gạc tẩm Eugenol hay idofoc vào huyệt ổ răng. Điều này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn cũng như viêm nhiễm lan tới xương ổ răng.
Bạn có thể kiểm soát tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng bằng các biện pháp đơn giản như súc miệng bằng nước muối ấm ngày 2-3 lần hoặc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh theo chỉ định của nha sỹ.
Sau khi nhổ răng bạn lưu ý không được dùng tay hay vật nhọn tác động vào vùng răng vừa nhổ. Tránh ăn nhai mạnh và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Nếu muốn giảm thiểu tối đa các biến chứng có thể xảy ra khi nhổ răng thì tốt nhất bạn nên thực hiện với công nghệ nhổ răng không đau ở trung tâm nha khoa uy tín. Tại nha khoa, chúng tôi đang ứng dụng công nghệ nhổ răng không đau mới nhất hiện nay không những giảm đau tốt mà còn hạn chế các hiện tượng lây nhiễm chéo có thể xảy ra.
Bạn đọc quan tâm
+ Các thiết bị nhổ răng hiện đại chỉ tác động lên các mô cứng và các điểm tiếp xúc với bề mặt răng nên hoàn toàn không làm tổn thương đến các mô mềm, cũng như là tổn hại tới xương ổ răng.
+ Nha khoa cũng sử dụng kết hợp của một chất khử trùng có tên gọi là chlorhexidine và các loại vitamin và khoáng chất. Khi chúng được áp dụng cho các mô sau khi nhổ răng sẽ có hiệu quả trong việc giúp đỡ tái tạo các mô, làm giảm các vấn đề sau khai thác với ổ cắm khô và cho phép các vết thương để chữa lành một cách nhanh chóng; giảm đau đớn và sưng đến mức tối thiểu.
+ Các thuốc gây tê cục bộ mà nha khoa Nha khoa sử dụng đều là các loại thuốc mới nhất, đặc biệt là Articaine – được Liên đoàn nha khoa thế giới FDI chứng nhận là mạnh hơn so với các loại thuốc trước đây.
Tin tức hữu ích
>>Nhổ răng sâu: http://nhorangkhon.net/nho-rang-sau-an-toan/
>>Nhổ răng hàm: http://nhorangkhon.net/nho-rang-ham-nhanh-chong-khong-dau/
Chào bạn, cám ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn tới nha khoa, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc “nhổ răng có cần uống kháng sinh không“của bạn như sau:
Nhổ răng có cần uống kháng sinh không?
![]() |
Nhổ răng khôn an toàn |
Với những cách phục hình các khiếm khuyết răng ngày càng phát triển như hiện nay, việc bảo tồn răng thật luôn được coi trọng hàng đầu của các bác sĩ nha khoa khi điều trị bệnh lý cho bệnh nhân. Tuy nhiên, đôi khi vẫn phải thực hiện việc nhổ răng đối với những răng không thể giữ lại được như răng sâu quá lớn chỉ để lại chân, răng lung lay do bệnh nha chu, răng khôn mọc kẹt, mọc lệch gây tai biến, hoặc cần nhổ bớt răng để điều trị chỉnh hình….
Với câu hỏi của bạn, khi nhổ răng có cần uống kháng sinh không? Chúng tôi xin khẳng định với bạn rằng: sau khi nhổ răng rất cần phải uống kháng sinh. Kháng sinh sẽ có tác dụng chống lại vi khuẩn bằng cách làm hư hại thành phần cấu tạo của chúng như lớp vỏ bảo vệ, mang đến sự an toàn, tránh viêm nhiễm sau khi nhổ răng.
Có 2 loại kháng sinh: kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn và kháng sinh kìm khuẩn. Kháng sinh diệt khuẩn có tác dụng giết chết vi khuẩn, còn kháng sinh kìm khuẩn chỉ làm cho vi khuẩn ngưng phát triển, không sinh sản chứ không bị tiêu diệt. Kháng sinh kìm khuẩn được dùng khi cơ thể người bệnh còn sức đề kháng, hệ thống miễn dịch còn đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn đã bị thuốc làm cho yếu đi.
Nếu cơ thể của bạn không thích hợp với loại kháng sinh nào hoặc để trả lời chính xác câu hỏi nhổ răng có cần uống kháng sinh của bạn, bạn nên đến trung tâm nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và xác định sức khỏe của bạn chính xác nhất, tránh những biến chứng sau khi nhổ răng gây ra.
Ghi nhớ 5 điều sau khi nhổ răng
Ngoài vấn đề nhổ răng có cần uống thuốc kháng sinh, sau khi nhổ răng, bạn cũng nên lưu ý thêm một số điều như sau:
– Nên ăn những đồ thực phẩm mềm, dễ ăn, tránh những đồ ăn có mảnh vỡ vụn, làm sót lại đồ ăn tại vết nhổ răng gây viêm nhiễm về sau.
Nhổ răng có cần uống kháng sinh và nên tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn sử dụng của các bác sĩ
– Không nên chải răng sau 24h nhổ răng, sau đó nên chải răng bằng những bàn chải có lông mềm, không chải trực tiếp lên vết nhổ răng mới, chỉ nên súc miệng bằng nước muối ấm để làm sạch khoang miệng.
– Không nên ăn những đồ cứng, hoặc uống những loại đồ uống có chứa các chất kích thích sau khi nhổ răng như cafe, rượu, bia, hay hút thuốc lá…
– Tuyệt đối tuân theo hướng dẫn dùng thuốc kháng sinh của bác sĩ để nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng sau nhổ răng. Thuốc dùng trong nhổ răng thường gồm: thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống sưng nề và thuốc sát trùng trong miệng.
– Nếu xảy ra các hiện tượng bất thường như chảy máu kéo dài, đau nhức nhiều không thuyên giảm, bị sốt, bạn nên liên lạc lại với bác sĩ thực hiện nhổ răng cho bạn để có biện pháp xứ lý kịp thời, tránh nguy hiểm xảy ra.